Site icon PHÂN PHỐI CAMERA QUAN SÁT & LẮP ĐẶT CAMERA

So sánh sự khác nhau của camera IP và camera analog

Hiện nay trên thị trường có hai giải pháp camera an ninh được biết đến nhiều nhất đó là hệ thống Camera Analog và hệ thống Camera IP. Vậy hai hệ thống này có ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Bài viết này Shopcamerahd sẽ trình bày một cách tổng thể về hai loại camera kể trên.

Camera Analog là một loại camera sử dụng cảm biến có tên CCD để thu nhận khung hình và sau đó các hình ảnh sẽ được số hóa để xử lý. Các camera trên một hệ thống camera analog sẽ gửi video với các định dạng cơ sở truyền thống qua cáp đồng trục rồi chuyển tới một đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR). Các đầu ghi hình hiện đại ngày nay đều cho phép kết nối mạng để giúp người dùng có thể truy cập được từ xa thông qua mạng LAN hoặc Internet.

Camera IP là gì ? Đây là loại camera quan sát hiện đại nhất hiện nay sử dụng giao thức Internet để truyền hình ảnh. IP nghĩa là địa chỉ IP trong hệ thống mạng Internetchữ “Internet Protocol”. Vậy mỗi camera IP luôn có riêng một địa chỉ IP mạng. Thế nên loại camera IP có khả năng ghi hình và truyền hình ảnh quan sát được qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng, v.v. mà không cần các thiết bị trung chuyển khác.  Camera IP này có thể hoạt động trong môi trường mạng dây hoặc không dây (Wifi) cho phép giám sát từ mạng LAN hoặc bất kỳ nơi đâu có kết nối Internet.

Vậy điểm khác nhau chủ yếu giữa camera Analog và camera IP là ở phương pháp tín hiệu được truyền tải và nơi hình ảnh được nén hoặc mã hóa.Sau đây ta sẽ xem xét từng yếu tố cụ thể sau :

1. CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

Camera IP:

Camera IP có ưu điểm thu được hình ảnh với độ nét và chất lượng megapixel cao, nhưng nhược điểm là trong điều kiện ánh sáng yếu, chất lượng ảnh sẽ bị hạn chế.

Camera IP bị giới hạn bởi tài nguyên mạng. Nghĩa là giữa tốc độ khung hình và chất lượng hình ảnh, nghĩa là nếu tốc độ tăng thì chất lượng ảnh sẽ giảm và ngược lại. Do hình ảnh được nén trước khi truyền về trung tâm nên sẽ có độ trễ, hình ảnh của Camera IP có thể không đảm bảo tính thời gian thực.

Camera analog:

Cảm biến CCD trong camera analog xử lý tốt chất lượng ảnh trong những điều kiện ánh sáng và chuyển động khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của camera analog là không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn NTSC/PAL (đây là chuẩn  hỗ trợ 25-30 khung hình/giây, 525-625 dòng quét/khung hình).

2. HỆ THỐNG CÁP

Camera IP:

Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng sẵn có để truyền điện (tên tiếng anh PoE) phục vụ cho hệ thống camera. Dựa vào tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B, camera IP với giới hạn khoảng cách từ switch tới camera là 100m.

Lưy ý rằng tùy theo loại camera IP, có thể sử dụng các nguồn 12.9 watt, 25 watt hoặc trên 70 watt mới đáp ứng sử dụng được.

Camera analog:

Camera analog loại này sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá cồng kềnh và cần phải có nguồn điện đi kèm.

Ngày nay những nhà tích hợp hệ thống đã sử dụng các bộ biến đổi balun để truyền tải hình ảnh, điện và dữ liệu analog trên một hạ tầng dây mạng vượt xa giới hạn của tiêu chuẩn TIA/EIA.  Hình ảnh analog có thể được truyền đi hơn 1 km trên hệ thống cáp tiêu chuẩn.

3. BẢO MẬT

Camera IP:

Dữ liệu IP khó có thể bị xâm nhập nếu bị đánh cắp. Vậy nhưng hệ thống mạng lại là đối tượng cho virus và các phần mềm khác tấn công. Do đó, camera và các thiết bị mạng cũng là mục tiêu tấn công của của các hacker.

Camera analog:

Tín hiệu analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc xem bởi bất cứ ai có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng cáp. Tuy nhiên, vì toàn bộ hệ thống analog gần như miễn dịch được với virus và các loại phần mềm tấn công, nên nếu muốn lấy được thông tin hình ảnh, các hacker không có cách nào khác ngoài việc bắt buộc phải tiếp xúc vật lý với các thiết bị trong hệ thống.

4. TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH

Camera IP:

Lưu lượng tín hiệu IP, như VoIP, có thể gặp phải nhiều vấn đề trong truyền tải như: giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạng, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ. Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.

Camera analog:

Đối với camera analog thì lưu lượng tín hiệu analog không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc những rũi ro khi truyền tải. Băng thông của camera analog gần như không giới hạn. Hình ảnh của camera không bị ảnh hưởng hoặc nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống giám sát hình ảnh do tín hiệu ở camera analog là một kết nối bị động, tương tự như tín hiệu kết nối điện thoại analog.

5. BẢO TRÌ

Camera IP:

Chi phí ước tính cho việc duy trì khoảng từ 2 đến 8 triệu đồng mỗi năm. Vì camera IP là một thiết bị mạng và nó cần phải được quản lý liên tục.

Camera analog:

Camera analog là thiết bị không yêu cầu cao về quản lý do không có địa chỉ IP, không yêu cầu lập trình hay các phần mềm quản lý.

6. LẮP ĐẶT

Camera IP:

Lắp đặt Camera IP tương đối khó. So với quy mô nhỏ nó chỉ đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản . Nhưng ở những quy mô lớn hơn như doanh nghiệp, việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn.

Camera analog:

Camera analog không đòi hỏi kiến thức về mạng và cấu hình, nên lắp đặt khá dễ dàng dù là ở quy mô lớn hay nhỏ.

7. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG

Camera IP:

Ưu điểm mở rộng  của camera IP là khi bạn  muốn thêm vào một camera IP mới, chỉ cần cài đặt camera đó vào bất kỳ kết nối mạng nào. Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn hơn , thì bạn cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng và băng thông cần thiết.

Camera analog:

Camera analog không đòi hỏi yêu cầu về băng thông khi dữ liệu truyền giữa camera và thiết bị lưu trữ. Nên khi camera mới được lắp đặt – nghĩa là được kết nối trực tiếp vào DVR – sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng của bạn.

8. ĐỘ TƯƠNG THÍCH

Camera IP:

Camera IP cần một NVR (còn có tên gọi là máy ghi hình trên nền mạng IP) để giao tiếp với từng camera cụ thể. Khi ta lắp camera mới, phải xem xét NVR có hỗ trợ cho camera đó, bởi vì NVR có thể chỉ hỗ trợ từng loại camera cụ thể mà thôi.

Camera analog:

Hiện nay cũng có khá nhiều loại DVR ngày nay được thiết kế lai ,nghĩa là trong một hệ thống tích hợp cả 2 loại camera analog và camera IP trên một giao diện phần mềm.

Một DVR có thể chấp nhận bất kỳ camera analog nào. Bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào về độ tương thích khi cần thay đổi DVR hoặc camera.

9. GIÁ CẢ

Camera IP:

Giá thành của Camera IP khá cao, nó cao khoảng gần 3 lần so với camera analog. Do chi phí cấp bản quyền cho mỗi camera để kết nối chúng với một DVR. Lắp đặt camera IP đòi hỏi phải có các switch và các thiết bị ngoại vi nên chúng rất tốn kém.

Camera analog:

Camera analog có giá thấp hơn nhiều so với camera IP. Lý do là vì nó không cần có các thiết bị ngoại vi và quản lý đi kèm, việc lắp đặt camera analog sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Từ các so sánh trên, ta nhận thấy nhược điểm khi lắp đặt camera IP là rất tốn kém, khó lắp đặt và đòi hỏi yêu cầu xử lý kỹ thuật phải cực cao. Tuy nhiên, nêu doanh nghiệp lựa chọn giải pháp camera IP vẫn hiệu quả hơn vì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc thiết kế, vận hành, bảo trì bảo dưỡng trong suốt nhiều năm sau đó.

Nếu sử dụng camera IP , đây cũng sẽ là một lựa chọn đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ, đảm bảo  sẽ không bị lạc hậu và nó vẫn phát huy được nhiều khả năng trong tương lai.

 

 

Exit mobile version